Việc lựa chọn thuốc bổ phổi cho người bị hen suyễn đang được rất nhiều người quan tâm. Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mãn tính rất phổ biến tại Việt Nam. Khi bệnh tiến triển nặng có thể khiến người bệnh đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Người mắc bệnh hen suyễn cũng có xu hướng ngày càng tăng, tại Việt Nam hiện có khoảng hơn 4 triệu người bị hen suyễn.
Cùng Wealthy Health Việt Nam giới thiệu và tham khảo sản phẩm thực phẩm chức năng PM – LUNG SUPPORT II Wealthy Health bổ phổi được người bị hen suyễn tin dùng trong bài viết dưới đây. Hi vọng rằng sản phẩm mang tới cho bệnh nhân bị hen suyễn một lá phối khỏe mạnh hơn.
1. Hen suyễn là gì? Các triệu chứng hen suyễn thường gặp
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp, khi xuất hiện cơn hen suyễn lớp niêm mạc của ống phế quản sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm đường dẫn khí bị thu hẹp lại, giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Tình trạng phù nề nghiêm trọng đường dẫn khi sẽ càng ngày thu hẹp. Lúc này người bệnh có thể bị khò khè và khó thở.
Đọc thêm: PM Lung Support II Wealthy Health Viên uống bổ phổi Tốt cho người nghiện thuốc lá
Các triệu chứng của hen suyễn rất đa dạng, một số biểu hiện lâm sàng bên ngoài và dễ bị nhầm lẫn với một số các bệnh về phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,… Một số triệu chứng phổ biến nhất đối với người bị hen suyễn như:
- Ho, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng ho kéo dài, xuất hiện vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh cần lưu ý có thể là dấu hiệu của hen suyễn.
- Thở khò khè: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Khi không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo thành âm thanh khò khè. Bệnh nhân dễ bị thở khò khè khi gặp không khí lạnh.
- Khó thở: Đường thở bị thu hẹp sẽ dẫn tới hiện tượng khó thở cho người bệnh.
- Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Người bệnh sẽ có cảm giác như có vật nặng đè hoặc siết chặt ngực.
- Hơi thở nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của hen suyễn, triệu chứng sẽ nặng hơn khi bệnh nhân vận động nhiều như:chạy bộ, tập thể dục, leo cầu thang,…
- Mặt tái nhợt, ra nhiều mồ hôi: Người bệnh có dấu hiệu nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.
Đối tượng mắc bệnh hen suyễn thường là trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi.
2. Tác động của hen suyễn với sức khỏe
Ảnh hưởng của hen suyễn ngay tới cuộc sống của hàng ngày của người bệnh do bệnh có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơ ho dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, ảnh hưởng tới cuộc sống.
Bệnh cũng có khả năng gây tử vong hoặc có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh hen suyễn có thể gây tử vong dù tỷ lệ thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên không thể vì thế mà chủ quan với căn bệnh này.
Nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, kiểm soát cơn hen thì có nguy cơ dẫn tới các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, suy hô hấp, tâm phế mãn tính, ngưng hô hấp kèm tổn thương não, tràn khí màng phổi, xẹp phổi,…
Hen suyễn cũng gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Nguy cơ mắc hen suyễn ở phụ nữ mang thang thường xảy ra ở tuần 24 – 36. Phụ nữ mang thai mắc hen suyễn dễ dẫn tới các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non. Ngoài ra con sinh ra cũng nhẹ cân hơn trẻ bình thường.
3. Những phương pháp giúp phổi khỏe hơn cho người bị hen suyễn
Nguyên tắc của việc giúp phổi khỏe hơn với người bị hen suyễn là hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó bệnh hen suyễn cũng không thể chữa dứt điểm được, nên việc phát hiện, điều trị hen suyễn sớm ở giai đoạn đầu sẽ giúp kiểm soát được bệnh và không làm bệnh tiến triển nặng hơn.
3.1 Sử dụng thuốc theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ
Bệnh hen suyễn có thể khởi phát bởi một số loại thuốc nếu không sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ như: thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, aspirin, naproxen, thuốc nhỏ mắt,… Do đó khi sử dụng thuốc để điều trị đối với bất kỳ bệnh lý nào cũng cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Không nên tự ý mua, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.
3.2 Tránh các tác nhân gây hen suyễn
Các tác nhân thường gặp gây hen suyễn bao gồm: thú cưng, mạt nhà, gián, cây trồng, phấn hoa, ẩm mốc, hóa chất, khói thuốc và một số loại thức ăn. Tốt nhất là người bị hen suyễn nên tránh các tác nhân gây bệnh này.
- Tránh tiếp xúc với lông của thú cưng
- Đeo khẩu trang khi ra đường
- Kiêng không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên
3.3 Tập thể dụng hợp lý và bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể
Rèn luyện thể dục thường xuyên là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục thì ngoài các cơ, phổi cũng sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên không nên tập luyện quá lâu ngoài trời lạnh và quá sức của bản thân.
Để cơ thể khỏe mạnh bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết như đạm, chất xơ, chất béo,… Cần bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức kháng như trái cây giàu vitamin C.
Việc bổ sung dinh dưỡng qua các loại thực phẩm là chưa đủ cho cơ thể, đặc biệt là người bị hen suyễn càng cần phải bổ sung thêm dưỡng chất cho phổi. Do đó Viên uống bổ phổi PM – LUNG SUPPORT II Wealthy Health ra đời đã giúp giải quyết vấn đề này.
Sản phẩm chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ phổi của bạn. Hỗ trợ làm sạch phổi, làm giảm ho và phù hợp cho người trên 18 tuổi, không sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
4. Kết luận
Hen suyễn là bệnh lý mãn không thể chữa trị dứt điểm mà chỉ có thể sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng của bệnh. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc bổ phổi cho người bị hen suyễn như Viên uống bổ phổi PM – LUNG SUPPORT II để giúp cải thiện sức khỏe của phổi, bảo vệ lá phổi khỏe mạnh hơn.